Kết quả tìm kiếm cho "chú Út Chì"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 768
Những việc làm thiết thực theo lời Bác dạy đã góp phần xây dựng tổ chức Đảng trong sạch, vững mạnh, phát triển kinh tế - xã hội...
Chương trình nhà Mái ấm công đoàn được Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh triển khai thực hiện nhiều năm qua, đến nay, vẫn tiếp tục lan tỏa, đáp ứng thiết thực nhu cầu của công đoàn viên. Mỗi mái ấm được hỗ trợ là một điểm tựa cho đoàn viên an tâm công tác.
Cùng sinh sống tại thị trấn Hội An (huyện Chợ Mới), bà Nguyễn Kim Loan (53 tuổi, khóm Thị 1) và chị Nguyễn Cẩm Tú (47 tuổi, khóm An Thới) đang từng ngày chống chọi với bệnh tật hiểm nghèo, trong hoàn cảnh gia đình hết sức khó khăn. Cuộc sống của họ hiện rơi vào cảnh bế tắc, khi bệnh kéo dài, chi phí điều trị vượt quá khả năng chi trả. Giữa lúc ngặt nghèo, sự chung tay giúp đỡ từ cộng đồng sẽ là nguồn động viên rất lớn với họ và gia đình, để vượt qua nghịch cảnh.
Sau những năm tháng miệt mài học tập, làm việc nơi xứ người, chị Lý Kim Cương (sinh năm 1988) công tác tại Trường Đại học Nottingham, Vương Quốc Anh (top 100 trường hàng đầu thế giới) đang ấp ủ dự định để đóng góp nhiều hơn cho quê hương...
Giữa cảnh quê thanh bình, cuộc sống của nhiều mảnh đời cơ cực vẫn âm thầm trôi qua trong lặng lẽ. Như bà Võ Thị Cúc đã ngoài 60 tuổi, mỗi ngày đều xách giỏ ra đồng mò ốc, kiếm từng đồng lo thuốc men cho đứa con bệnh tật và miếng cơm cho gia đình. Còn anh Trần Ngọc Phú thì đang chống chọi với căn bệnh lao phổi nặng, mất khả năng lao động, một mình vợ anh phải quán xuyến gia đình, chăm sóc anh và các con.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, với tiến trình hình thành, phát triển 200 năm, miếu Bà Chúa Xứ núi Sam vẫn đang trụ vững với thời gian. Sự trụ vững ấy phát xuất từ chính niềm tin chưa một lần phai nhạt trong tâm thức của người dân bản địa lẫn tất cả tín đồ đã từng biết đến Bà, từng được Bà độ trì. Niềm tin ấy có nguồn gốc sâu xa, chứ không đơn thuần chỉ là một niềm tin nhất thời, phi lý. Chính niềm tin sắt son ấy kết nối mọi người về với nhau, về với miền di sản Vía Bà.
Ven sông Hậu, những xóm ghe cào hình thành từ lâu đời. Mùa nào, họ cũng tất bật nổ máy phành phạch ra sông khai thác cá, tôm theo con nước, kiếm thêm thu nhập.
Nằm sâu giữa cánh đồng vùng trong thuộc xã Bình Phú (huyện Châu Phú), dinh Đá Nổi được biết đến là địa chỉ tín ngưỡng dân gian nổi tiếng. Thuở xưa, ở đây từng ghi dấu cha ông đến khai hoang mở cõi, lập làng, được con cháu đời sau ghi nhớ công ơn.
Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam (TP Châu Đốc) trở thành điểm đến tâm linh nổi tiếng của tỉnh An Giang hàng chục năm nay. Trước đây, mặt trái của lễ hội là cảnh chèo kéo khách, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan… gây mất an ninh trật tự, ảnh hưởng đến tâm lý du khách và hình ảnh địa phương. Nhiều giải pháp được thực hiện xuyên suốt, kiên trì, góp phần giảm mạnh tình trạng này.
Mãn nhãn, tự hào, xúc động là cảm xúc của nhiều người dân, du khách sau khi trực tiếp xem buổi Lễ kỷ niệm diễu binh, diễu hành 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Từ căn hầm bí mật dưới vỏ bọc xưởng bánh tráng ở thôn Vườn Trầu, huyện Hóc Môn, gia đình ông Ngô Văn Ngời và bà Nguyễn Thị Sai đã cống hiến trọn đời cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Tiếp nối truyền thống gia đình, tám người con của ông bà đều kiên trung đi theo cách mạng, góp phần viết nên những trang sử hào hùng của lực lượng Biệt động Sài Gòn-Gia Định.
Họ là những vị tướng, tá từng vào sinh ra tử trong các chiến trường, thắng thua đều có, chứng kiến biết bao đồng đội hy sinh trước ngày non sông độc lập. Trong những đêm khó ngủ, họ luôn thấy đồng đội như thức cùng mình, như thời còn khói lửa, dẫu chiến tranh lùi xa nửa thế kỷ.